Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 3 2019 lúc 7:49

Chiếu dời đô có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa lý và tình theo mạch lập luận:

    + Đầu tiên, dẫn chứng lịch sử về các triều đại dời đô và trở nên hưng thịnh – do phù hợp với mệnh trời và lòng dân.

    + Dẫn ra nhà Đinh, Lê tiền triều tự làm theo ý mình vẫn đóng đô ở Hoa Lư khiến có cho vận mệnh suy, dân không phát triển.

    + Khẳng định và ngợi ca vị thế của thành Đại La: vị trí địa lý, thế đất, thuận lợi giao thương phát triển kinh tế.

    + Vua Lý đánh giá Đại La là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương trời, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn .

    → Chiếu dời đô có sức thuyết phục do nhà vua có tầm nhìn đúng đắn, sâu sắc về thành Đại La- Thăng Long. Lời dụ chiếu được trình bày qua lối văn biền ngẫu, đối thoại mở với bề tôi → hợp lý hợp tình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
27 tháng 3 2020 lúc 14:52

1. Lý do dời đô

a. Tiền đề lịch sử:

- Những lần đời đô của 2 triều đại trong lịch sử Trung Hoa:

+ Nhà Thương: năm lần dời đô.

+ Nhà Chu: ba lần dời đô.

- Mục đích: Mưu nghiệp lớn, xây dựng đất nước phồn thịnh lâu dài, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.

- Kết quả: Đất nước vững bền, phong tục phồn thịnh.

=> Dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ đã tạo nên một tiền đề vững chắc cho việc dời đô.

=> Cách đưa dẫn chứng thể hiện đặc điểm tâm lí của con người Trung đại: Noi gương tiền nhân.

b. Tình hình thực tế của đất nước:

- Hai nhà Đinh Lê theo ý riêng của mình, khinh thường mệnh trời.

- Kết quả: triều đại không lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi.

- Tác giả kết hợp giữa lý và tình (“Trẫm rất đau xót về việc đó”) khiến lời văn tác động đến tình cảm của người đọc.

=> Lí lẽ và cảm xúc kết hợp làm tăng sức thuyết phục.

=> Khẳng định việc dời đô khỏi Hoa Lư là việc cần thiết.

2. Những nguyên nhân lựa chọn thành Đại La là nơi đóng đô:

- Thành Đại La có những lợi thế:

+ Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương.

+ Về vị trí địa lí: nơi trung tâm mở ra 4 hướng, có núi có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội (có thế “rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…”)

+ Về vị thế chính trị, văn hóa: là đầu mối giao lưu, chốn tụ hội của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh.

=> Thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.

3. Mệnh lệnh dời đô

- Ban bố: Dựa vào sự thuận lợi của Đại La để định đô.

- Cách thức ban bố: Đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?

=> Mệnh lệnh ngắn gọn, thấu tình, đạt lí.

=> Cách kết thúc này mang tính chất đối thoại trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. Bài chiếu thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chữ và tình cảm chân thành.

=> Tình cảm yêu mến thành Đại La và ý định dời đô đến vùng đất này xuất phát từ ý đồ mưu toan nghiệp lớn, từ một tầm nhìn xa trông rộng đến mai sau, vì lợi ích của muôn dân trăm họ. Nó thể hiện khát vọng thống nhất đất nước, vững mạnh phồn thịnh lâu dài.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BICH HOA DUONG
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
21 tháng 3 2016 lúc 20:17

Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một bài Chiếu có kết cấu chặt chẽ, gồm 214 chữ (trong nguyên bản chữ Hán), ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lý Công Uẩn đã bày tỏ với bề tôi và thần dân của mình hai vấn đề quan trọng: Lý do phải dời đô và việc lựa chọn, xây dựng Kinh đô mới. 

Phần đầu của bài Chiếu làm nhiệm vụ đặt vấn đề và có dung lượng câu chữ lớn hơn phần sau. Điều đó là hợp lý bởi nó có nhiệm vụ thuyết phục hàng triệu thần dân, đặc biệt là với những người mà quyền lợi đã gắn bó với Hoa Lư từ bao đời nay, sức ỳ ở họ là rất lớn. Đó là chưa nói tới những lực lượng chống đối, những kẻ quyền quý vừa bị tước đoạt ngôi bá chủ thiên hạ đang lẩn quất trong núi rừng Hoa Lư hiểm trở, họ cũng đang chờ đợi thời cơ để lật ngược thế cờ từ tay vị vua trẻ. Việc dời đô vì vậy ngoài những lý do cao cả mang ý nghĩa dân tộc, thời đại, còn là một việc nên nhanh chóng tiến hành để giúp Lý Công Uẩn thoát khỏi áp lực của các thế lực cũ, củng cố và khẳng định địa vị độc lập, tự chủ của mình ở một miền đất mới.

Mở đầu bài Chiếu, Lý Công Uẩn đưa ra những dẫn chứng hùng hồn từ sử sách Trung Hoa cho thấy việc dời đô xưa nay không hiếm nhưng thiên đô là một việc lớn không thể chỉ tuân theo lợi ích vị kỷ của mỗi cá nhân. Việc làm của các vua Bàn Canh nhà Thương, Thành Vương nhà Chu không phải là việc làm tự tiện theo riêng mình mà với mục đích chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận lợi thì thay đổi. Đó là lý do khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đây chính là mục đích của việc dời đô và cũng là phương châm hành động của Lý Công Uẩn. Vị Hoàng đế vốn là một danh tướng dũng mãnh đã mở đầu bài Chiếu bằng những kinh nghiệm xương máu rút ra từ lịch sử để thuyết phục lòng người bằng lý lẽ hùng hồn chứ không phải bằng quyền uy của một người đứng đầu thiên hạ. Ông khẳng định việc làm của mình là vì lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển dài lâu của dân tộc, chọn nơi trung tâm đất nước, trước hết là để tính kế lâu dài, đem lại ấm no cho con cháu. Việc làm ấy là hoàn toàn thuận theo ý trời, hợp với lòng dân - những người đã chán ghét cựu triều và đặt niềm tin vào triều đại mới sẽ đem lại sự ổn định cho đất nước. Từ việc xác định rõ lý do và việc cấp bách phải dời đô, Lý Công Uẩn đã nói đến chuyện trong nước: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Nạn cát cứ đã thành tai họa của dân tộc một thời. Một đất nước sẽ chưa thật sự trưởng thành một khi các vị hoàng đế thắng trận, để củng cố địa vị và lực lượng cứ phải đóng đô cát cứ trên quê hương mình, cố thủ giữ mình với một tầm nhìn thiển cận. Cố đô Hoa Lư với địa thế núi rừng, sông nước hiểm trở, đã có một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc thống nhất đất nước của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh và là hậu phương vững chắc cho chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, nhưng nay nó không còn phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển một quốc gia hùng mạnh thời bình nữa. Địa thế Hoa Lư với núi rừng bao bọc chỉ phù hợp với những trận chiến ở quy mô nhỏ, không có tầm bao quát toàn cục đất nước, hợp với thế phòng thủ hơn tấn công, lại không phải ở nơi trung tâm đất nước, giao thông chủ yếu chỉ bằng đường thủy. Cuối triều Tiền Lê, sau khi Lê Hoàn mất, các hoàng tử chém giết lẫn nhau tranh giành ngai vàng gây nên bao cảnh nồi da xáo thịt. Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê lại là một bạo chúa, lấy việc chém giết, dâm dục làm vui. Đất nước rơi vào cảnh suy thoái, trầm luân, lòng người ly tán. Trong một bối cảnh như vậy, việc thiên đô là hợp lẽ tự nhiên, thuận theo lòng người. Nếu là một ông vua tầm , con người vì dân, vì nước ấy đã chọn Đại La. Việc làm đó đã thể hiện tầm nhìn xa tthường, vị kỷ, có lẽ Lý Công Uẩn đã cho dời đô về quê mình, cũng là quê hương của vị quân sư đại tài Vạn Hạnh. Đó là châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang - vốn cũng là một nơi đô hội, dân cư đông đúc, mùa màng tươi tốt, đất đai phì nhiêu, bằng phẳng. Nhưng không rông rộng, tầm nhìn chiến lược lâu dài của một bậc minh quân, đặt trách nhiệm với non sông, đất nước lên trên mọi lợi ích cá nhân vị kỷ. Việc dời đô và lựa chọn Kinh đô mới đã chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc Việt trên bước đường phát triển của mình. Cả dân tộc đã giống như một dòng sông lớn, dòng sông ấy đã băng mình ra biển cả đại dương, kiên quyết vượt qua những thác ghềnh hiểm trở, nó không còn chịu uốn mình lẩn khuất trong những mương mạch chật hẹp nữa. Việc dời đô khỏi Hoa Lư để xây dựng Kinh đô mới, nơi trung tâm hội tụ khí thiêng của sông núi sẽ đưa dân tộc thoát ra khỏi sự cát cứ vùng miền và cũng là thoát khỏi những nghĩ suy chật hẹp để vươn mình lên những tầm tư tưởng lớn lao, tạo nên vị thế mới cho đất nước, sẽ là tiền đề làm xuất hiện một thế hệ những người anh hùng mới, kết tinh tư tưởng dân tộc và thời đại, tài giỏi thông tuệ về nhiều phương diện, mang dáng vóc và uy danh của dân tộc Đại Việt. Lý Công Uẩn chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên của những con người khổng lồ về trí tuệ và thể chất đó. Tiếp nối ông sẽ là những vị vua như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, những danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão... Tiền đồ tốt đẹp đáng tự hào ấy được bắt đầu từ ngày chiến thuyền của Lý Công Uẩn dời rừng núi Hoa Lư để tiến về phía Bắc.

Lời lẽ mở đầu của bài Chiếu vừa hào hùng, có sự kết hợp giữa lẽ và tình, với sự suy luận mạch lạc, đem lại cho người nghe, người đọc một nhận thức sâu sắc về lẽ phải và sự hợp lý của việc phải dời đô. Sức thuyết phục của bài Chiếu không ở chỗ dài lời, dàn trải. Thông qua phép đối, dưới hình thức văn biền ngẫu, Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận, lý lẽ và chứng cứ hết sức thuyết phục. Đó không phải là những lời lẽ cứng nhắc, thuần túy mệnh lệnh của bậc đế vương (vốn là văn phong quan phương của thể Chiếu) mà đó chính là lý lẽ của sự thông tuệ, thấu hiểu, của niềm cảm thông, của nghệ thuật hùng biện xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, là lời tâm tình bộc trực của một vị minh quân. Sự kết hợp giữa lý và tình có sức thuyết phục cao, giàu cảm xúc, cùng với lối xưng hô thân mật và nỗi niềm đau xót cho dân chúng và giang sơn đất nước (Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời) sẽ là giọng điệu chung xuyên suốt bài Chiếu.
Đoạn mở đầu của bài Chiếu đã tạo được niềm tin tưởng trong lòng người về mục đích cao cả của việc cần thiết phải dời đô. Nhưng đoạn tiếp theo không kém quan trọng là phải thuyết phục được muôn dân chọn thành cổ Đại La để xây dựng Kinh đô mới. Cả hai phần đều hết sức thiết yếu, hỗ trợ lẫn nhau, sự thành công của nhiệm vụ thứ nhất sẽ là tiền đề cho thắng lợi của nhiệm vụ tiếp theo.

Chỉ một thời gian ngắn, sau khi được quần thần đưa lên ngai vàng, Lý Công Uẩn đã có ý định dời đô. Ý định đó nảy sinh vào tháng Giêng thì đến tháng Bảy mùa thu năm Canh tuất (1010) công cuộc vĩ đại đó đã được tiến hành. Rõ ràng bên cạnh sự anh minh, Lý Công Uẩn còn là một ông vua có tính cách quyết đoán và táo bạo. Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi đủ đường. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một người nổi danh về tài xem phong thủy. Nơi ấy cũng đã từng chứng kiến những chiến công oanh liệt của các thế hệ con dân đất Việt đánh đuổi quân đô hộ để giải phóng giang sơn đất nước. Và cũng không phải là ngẫu nhiên khi Ngô Vương sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho dân tộc đã chọn mảnh đất Cổ Loa cao ráo xưa kia của Thục đế An Dương Vương - một địa danh rất gần thành Đại La để định đô. Nhưng điều quan trọng còn là bởi: Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Mục đích cuối cùng của việc lựa chọn kinh đô mới cũng nhất quán với mục đích của việc dời đô khỏi Hoa Lư, đó là vì lợi ích của dân và tương lai lâu bền của xã tắc. Có những người phê phán cái nhìn có tính chất phong thủy của Lý Công Uẩn khi chọn mảnh đất Đại La để xây dựng Kinh đô mới, nhưng cần phải nói rằng chính cái nhìn có tính chất linh nghiệm đó (ngày nay khoa học đã chứng minh vận dụng phong thủy trong việc chọn thế đất trong xây dựng và thiết kế là một cách lựa chọn cần thiết, có tính khoa học, tránh được những tổn thất không đáng có do không hiểu biết về địa hình và thổ địa) đã góp phần quan trọng vào việc tìm ra cho dân tộc một vùng đất xứng danh để xây dựng Kinh đô cho muôn đời. Một Kinh đô vừa ở tư thế tấn công, lại vừa ở vị trí phòng thủ thuận lợi trong thế đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc. Đó là nơi trung tâm của bốn phương đất nước, giao thông thuận tiện, xung quanh Kinh đô là những vùng đất cổ trù phú lâu đời của tộc Việt với những truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm. Đó chính là chốn địa linh, địa lợi của đất Việt, nơi trung tâm hội tụ tinh hoa của giống nòi. Sau một nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử đã chứng minh rằng cái nhìn của Lý Công Uẩn là cái nhìn xuyên thấu lịch sử, cái nhìn của bậc hào kiệt biết mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời.

Kết thúc bài Chiếu vị vua anh minh viết: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Câu nói ấy thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống của cộng đồng Việt trong những giờ phút quyết định của lịch sử.


Chiếu dời đô là áng văn chương có vẻ đẹp toàn diện: Đó là vẻ đẹp hài hòa của sự thông tuệ, của tấm lòng yêu nước thương dân, của sự hy sinh và lòng quả cảm, của lòng tự tin, tự hào dân tộc, của sự suy ngẫm cho hiện tại và tương lai, của sự tiếp nối truyền thống, của khát vọng cháy bỏng về một đất nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng và hùng mạnh. Bài Chiếu vừa là áng văn chính luận súc tích, có kết cấu chặt chẽ, lập luận lôgic, vừa thể hiện lòng nhân ái bao la với thứ ngôn từ hùng biện, thuyết phục và độ lượng, nhân ái mà lại mang tinh thần đối thoại dân chủ.

Bình luận (0)
lê An
21 tháng 3 2016 lúc 20:14

sách học tốt ngữ văn

 

Bình luận (0)
Đỗ Phương Uyên
13 tháng 4 2016 lúc 19:53

chịuoho

Bình luận (0)
nguyen luong thuy trang
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
6 tháng 2 2018 lúc 19:35
Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một bài Chiếu có kết cấu chặt chẽ, gồm 214 chữ (trong nguyên bản chữ Hán), ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lý Công Uẩn đã bày tỏ với bề tôi và thần dân của mình hai vấn đề quan trọng: Lý do phải dời đô và việc lựa chọn, xây dựng Kinh đô mới.

Phần đầu của bài Chiếu làm nhiệm vụ đặt vấn đề và có dung lượng câu chữ lớn hơn phần sau. Điều đó là hợp lý bởi nó có nhiệm vụ thuyết phục hàng triệu thần dân, đặc biệt là với những người mà quyền lợi đã gắn bó với Hoa Lư từ bao đời nay, sức ỳ ở họ là rất lớn. Đó là chưa nói tới những lực lượng chống đối, những kẻ quyền quý vừa bị tước đoạt ngôi bá chủ thiên hạ đang lẩn quất trong núi rừng Hoa Lư hiểm trở, họ cũng đang chờ đợi thời cơ để lật ngược thế cờ từ tay vị vua trẻ. Việc dời đô vì vậy ngoài những lý do cao cả mang ý nghĩa dân tộc, thời đại, còn là một việc nên nhanh chóng tiến hành để giúp Lý Công Uẩn thoát khỏi áp lực của các thế lực cũ, củng cố và khẳng định địa vị độc lập, tự chủ của mình ở một miền đất mới.

Mở đầu bài Chiếu, Lý Công Uẩn đưa ra những dẫn chứng hùng hồn từ sử sách Trung Hoa cho thấy việc dời đô xưa nay không hiếm nhưng thiên đô là một việc lớn không thể chỉ tuân theo lợi ích vị kỷ của mỗi cá nhân. Việc làm của các vua Bàn Canh nhà Thương, Thành Vương nhà Chu không phải là việc làm tự tiện theo riêng mình mà với mục đích chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận lợi thì thay đổi. Đó là lý do khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đây chính là mục đích của việc dời đô và cũng là phương châm hành động của Lý Công Uẩn. Vị Hoàng đế vốn là một danh tướng dũng mãnh đã mở đầu bài Chiếu bằng những kinh nghiệm xương máu rút ra từ lịch sử để thuyết phục lòng người bằng lý lẽ hùng hồn chứ không phải bằng quyền uy của một người đứng đầu thiên hạ. Ông khẳng định việc làm của mình là vì lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển dài lâu của dân tộc, chọn nơi trung tâm đất nước, trước hết là để tính kế lâu dài, đem lại ấm no cho con cháu. Việc làm ấy là hoàn toàn thuận theo ý trời, hợp với lòng dân - những người đã chán ghét cựu triều và đặt niềm tin vào triều đại mới sẽ đem lại sự ổn định cho đất nước. Từ việc xác định rõ lý do và việc cấp bách phải dời đô, Lý Công Uẩn đã nói đến chuyện trong nước: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Nạn cát cứ đã thành tai họa của dân tộc một thời. Một đất nước sẽ chưa thật sự trưởng thành một khi các vị hoàng đế thắng trận, để củng cố địa vị và lực lượng cứ phải đóng đô cát cứ trên quê hương mình, cố thủ giữ mình với một tầm nhìn thiển cận. Cố đô Hoa Lư với địa thế núi rừng, sông nước hiểm trở, đã có một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc thống nhất đất nước của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh và là hậu phương vững chắc cho chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, nhưng nay nó không còn phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển một quốc gia hùng mạnh thời bình nữa. Địa thế Hoa Lư với núi rừng bao bọc chỉ phù hợp với những trận chiến ở quy mô nhỏ, không có tầm bao quát toàn cục đất nước, hợp với thế phòng thủ hơn tấn công, lại không phải ở nơi trung tâm đất nước, giao thông chủ yếu chỉ bằng đường thủy. Cuối triều Tiền Lê, sau khi Lê Hoàn mất, các hoàng tử chém giết lẫn nhau tranh giành ngai vàng gây nên bao cảnh nồi da xáo thịt. Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê lại là một bạo chúa, lấy việc chém giết, dâm dục làm vui. Đất nước rơi vào cảnh suy thoái, trầm luân, lòng người ly tán. Trong một bối cảnh như vậy, việc thiên đô là hợp lẽ tự nhiên, thuận theo lòng người. Nếu là một ông vua tầm , con người vì dân, vì nước ấy đã chọn Đại La. Việc làm đó đã thể hiện tầm nhìn xa tthường, vị kỷ, có lẽ Lý Công Uẩn đã cho dời đô về quê mình, cũng là quê hương của vị quân sư đại tài Vạn Hạnh. Đó là châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang - vốn cũng là một nơi đô hội, dân cư đông đúc, mùa màng tươi tốt, đất đai phì nhiêu, bằng phẳng. Nhưng không rông rộng, tầm nhìn chiến lược lâu dài của một bậc minh quân, đặt trách nhiệm với non sông, đất nước lên trên mọi lợi ích cá nhân vị kỷ. Việc dời đô và lựa chọn Kinh đô mới đã chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc Việt trên bước đường phát triển của mình. Cả dân tộc đã giống như một dòng sông lớn, dòng sông ấy đã băng mình ra biển cả đại dương, kiên quyết vượt qua những thác ghềnh hiểm trở, nó không còn chịu uốn mình lẩn khuất trong những mương mạch chật hẹp nữa. Việc dời đô khỏi Hoa Lư để xây dựng Kinh đô mới, nơi trung tâm hội tụ khí thiêng của sông núi sẽ đưa dân tộc thoát ra khỏi sự cát cứ vùng miền và cũng là thoát khỏi những nghĩ suy chật hẹp để vươn mình lên những tầm tư tưởng lớn lao, tạo nên vị thế mới cho đất nước, sẽ là tiền đề làm xuất hiện một thế hệ những người anh hùng mới, kết tinh tư tưởng dân tộc và thời đại, tài giỏi thông tuệ về nhiều phương diện, mang dáng vóc và uy danh của dân tộc Đại Việt. Lý Công Uẩn chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên của những con người khổng lồ về trí tuệ và thể chất đó. Tiếp nối ông sẽ là những vị vua như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, những danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão... Tiền đồ tốt đẹp đáng tự hào ấy được bắt đầu từ ngày chiến thuyền của Lý Công Uẩn dời rừng núi Hoa Lư để tiến về phía Bắc.

Lời lẽ mở đầu của bài Chiếu vừa hào hùng, có sự kết hợp giữa lẽ và tình, với sự suy luận mạch lạc, đem lại cho người nghe, người đọc một nhận thức sâu sắc về lẽ phải và sự hợp lý của việc phải dời đô. Sức thuyết phục của bài Chiếu không ở chỗ dài lời, dàn trải. Thông qua phép đối, dưới hình thức văn biền ngẫu, Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận, lý lẽ và chứng cứ hết sức thuyết phục. Đó không phải là những lời lẽ cứng nhắc, thuần túy mệnh lệnh của bậc đế vương (vốn là văn phong quan phương của thể Chiếu) mà đó chính là lý lẽ của sự thông tuệ, thấu hiểu, của niềm cảm thông, của nghệ thuật hùng biện xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, là lời tâm tình bộc trực của một vị minh quân. Sự kết hợp giữa lý và tình có sức thuyết phục cao, giàu cảm xúc, cùng với lối xưng hô thân mật và nỗi niềm đau xót cho dân chúng và giang sơn đất nước (Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời) sẽ là giọng điệu chung xuyên suốt bài Chiếu.
Đoạn mở đầu của bài Chiếu đã tạo được niềm tin tưởng trong lòng người về mục đích cao cả của việc cần thiết phải dời đô. Nhưng đoạn tiếp theo không kém quan trọng là phải thuyết phục được muôn dân chọn thành cổ Đại La để xây dựng Kinh đô mới. Cả hai phần đều hết sức thiết yếu, hỗ trợ lẫn nhau, sự thành công của nhiệm vụ thứ nhất sẽ là tiền đề cho thắng lợi của nhiệm vụ tiếp theo.

Chỉ một thời gian ngắn, sau khi được quần thần đưa lên ngai vàng, Lý Công Uẩn đã có ý định dời đô. Ý định đó nảy sinh vào tháng Giêng thì đến tháng Bảy mùa thu năm Canh tuất (1010) công cuộc vĩ đại đó đã được tiến hành. Rõ ràng bên cạnh sự anh minh, Lý Công Uẩn còn là một ông vua có tính cách quyết đoán và táo bạo. Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi đủ đường. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một người nổi danh về tài xem phong thủy. Nơi ấy cũng đã từng chứng kiến những chiến công oanh liệt của các thế hệ con dân đất Việt đánh đuổi quân đô hộ để giải phóng giang sơn đất nước. Và cũng không phải là ngẫu nhiên khi Ngô Vương sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho dân tộc đã chọn mảnh đất Cổ Loa cao ráo xưa kia của Thục đế An Dương Vương - một địa danh rất gần thành Đại La để định đô. Nhưng điều quan trọng còn là bởi: Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Mục đích cuối cùng của việc lựa chọn kinh đô mới cũng nhất quán với mục đích của việc dời đô khỏi Hoa Lư, đó là vì lợi ích của dân và tương lai lâu bền của xã tắc. Có những người phê phán cái nhìn có tính chất phong thủy của Lý Công Uẩn khi chọn mảnh đất Đại La để xây dựng Kinh đô mới, nhưng cần phải nói rằng chính cái nhìn có tính chất linh nghiệm đó (ngày nay khoa học đã chứng minh vận dụng phong thủy trong việc chọn thế đất trong xây dựng và thiết kế là một cách lựa chọn cần thiết, có tính khoa học, tránh được những tổn thất không đáng có do không hiểu biết về địa hình và thổ địa) đã góp phần quan trọng vào việc tìm ra cho dân tộc một vùng đất xứng danh để xây dựng Kinh đô cho muôn đời. Một Kinh đô vừa ở tư thế tấn công, lại vừa ở vị trí phòng thủ thuận lợi trong thế đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc. Đó là nơi trung tâm của bốn phương đất nước, giao thông thuận tiện, xung quanh Kinh đô là những vùng đất cổ trù phú lâu đời của tộc Việt với những truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm. Đó chính là chốn địa linh, địa lợi của đất Việt, nơi trung tâm hội tụ tinh hoa của giống nòi. Sau một nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử đã chứng minh rằng cái nhìn của Lý Công Uẩn là cái nhìn xuyên thấu lịch sử, cái nhìn của bậc hào kiệt biết mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời.

Kết thúc bài Chiếu vị vua anh minh viết: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Câu nói ấy thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống của cộng đồng Việt trong những giờ phút quyết định của lịch sử.


Chiếu dời đô là áng văn chương có vẻ đẹp toàn diện: Đó là vẻ đẹp hài hòa của sự thông tuệ, của tấm lòng yêu nước thương dân, của sự hy sinh và lòng quả cảm, của lòng tự tin, tự hào dân tộc, của sự suy ngẫm cho hiện tại và tương lai, của sự tiếp nối truyền thống, của khát vọng cháy bỏng về một đất nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng và hùng mạnh. Bài Chiếu vừa là áng văn chính luận súc tích, có kết cấu chặt chẽ, lập luận lôgic, vừa thể hiện lòng nhân ái bao la với thứ ngôn từ hùng biện, thuyết phục và độ lượng, nhân ái mà lại mang tinh thần đối thoại dân chủ.
Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
6 tháng 2 2018 lúc 19:36

“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .

Bình luận (0)
Tiên Hồ Đỗ Thị Cẩm
Xem chi tiết
Linh Linh
10 tháng 3 2019 lúc 10:29

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

-   Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.

-  Câu nói cùa M.Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nỏ là nguồn kiến thức, chi cỏ kiến thức mới là con đường sống

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

-  Sách là gì? => Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

-  Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

1. Tại sao sách là con đường sống?

-     Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

-    Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

-    Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

2. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

-     Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;... sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích.

-     Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau.

-     Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dàn tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,...

3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

-     Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

-     Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. KẾT BÀI

-     Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

-     Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

BÀI VĂN THAM KHẢO

BÀI VĂN 1

M.Go-rơ-ki là một nhà văn, một nhà hoạt động chính trị người Nga, ông là một nhà văn xuất sắc, các tác phẩm của ông được các bạn trẻ trên toàn thế giới đón nhận Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống” đã tác động đến các bạn trẻ rất nhiều.

Vậy sách là gì? Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hoá của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thông tin, những kinh nghiệm được đi kết quả các thế hệ ở mọi lĩnh vực. Vậy sách và kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tại sao sách là con đường sống? Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Và khi đó, nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. Từ sách cổ xưa, ta lại nghiên cứu sâu hơn về những điều bí ẩn trong cuộc sống mà chưa khám phá hết được. Và với những kiến thức vốn có sẵn, ta có thể tìm ra những lối đi thích hợp trong đời sống của con người.

Vậy sách có tác dụng gì? Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;... sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích. Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau. Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trẽn thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,...

Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu quả khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê đọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi, tình trạng hiện tại, hoàn cảnh gia đình để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

Sách là một vật rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Nhờ sách soi sáng mà ta có thể đi đúng hướng tiến lên phía trước hướng gần đến tương lai và thành công hơn nữa. Ngày nay, vẫn có nhiều phương pháp học khác nhau như học qua In-tơ-nét, qua trang web. Nhưng đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất vì nó bồi dưỡng kiến thức rõ hơn, ta sẽ hiểu hơn và cố gắng rèn luyện nề nếp học tập như câu nói của M.Go-rơ-ki.

BÀI VĂN 2

Trong cuộc đời của mỗi con người, sách luôn là một vật rất quan trọng không thể thiếu được. Nó như là một món ăn tinh thần giúp con người giải trí sau những giờ phút căng thẳng. Vì thế, khi nhận định về sách, M.Go-nư-ki đã nói: ‘‘Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vậy, chúng ta hiểu gi về câu nói trên?

Nếu ví tri thức nhân loại như biển cả mênh mông thì sự hiểu biết của mỗi con người chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông ấy. Con người không ngừng tìm hiểu về những kiến thức trong “đại dương” ấy để rồi lớn lên, để tạo nên tiếng nói cho riêng mình, để trở thành người có ích. Vậy, bằng cách nào họ có thể làm được như vậy? Đó cũng nhờ sách mà ra. Sách là nguồn kiến thức tổng hợp từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, khi chưa có sách, hình thức học của con người chỉ là chữ viết khắc trên đá, trên thẻ tre,... Sách là vô tận, sách giúp ta xuyên thời gian đi vào thế giới cố tích, tìm hiểu những trang sử hào hùng của các anh hùng dân tộc, tìm hiểu về những nơi ta chưa từng đến. Từ nước Việt Nam nhỏ bé trên bản đồ thế giới, thông qua sách, ta có thể đến những nước ở tận Châu Mỹ, Châu Phi,... tìm hiểu về những nét văn hoá đặc sắc của họ.

Sách có rất nhiều loại. Sách khoa học giúp ta tìm hiểu về những phát minh vĩ đại của những bậc thầy vật lí như Niu-tơn, Ác-si-mét,... Sách lịch sử giúp tìm hiểu về các trận chiến của các vị tướng lãnh đạo tài ba. Sách kinh tế chính trị giúp ta hiểu biết thêm thông tin về tình hình xã hội có gì đối mới. Ngoài ra, khi đọc tiểu thuyết, thơ, truyện dài,... giúp ta mở mang trí óc, làm não hoạt động không ngừng liên tưởng về những tình huống xảy ra trong sách. Sách ghi nhận biết bao điều để con người học tập. Sách như một người bạn của chúng ta. Đặc biệt đối với học sinh, sách giáo khoa là người bạn tri kỉ rất quan trọng. Nó giúp chúng ta học tập tốt hơn. Ngoài ra, bên cạnh sách giáo khoa còn có sách tham khảo, sách giải bài tập nâng cao,... giúp nâng trình độ học tập của ta lên một bậc cao hơn.

Một người có thể tự học mà không cần thầy cô nhưng nhất định phải có sách. Sách giữ vai trò quan trọng, nó dường như không thể thiếu được. Sách mở đường cho ta những chân trời mới, giúp ta khám phá ra những điều mà ta không ngờ tới. Chúng dẫn ta vào các câu chuyện cổ tích để rồi rút ra bài học quý giá cho đời. Sách tổng hòa kinh nghiệm và tâm huyết của những người viết ra nó. Cũng chính vì vậy mà M.Go-rơ-ki khuyên chúng ta: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Nhưng bên cạnh đó, khi sử dụng sách cần bảo quản sách cho tốt. Khi đọc sách xong cần để ngăn nắp, không vứt bừa bãi. Tránh làm sách lại bị ướt, nhăn,... Ngoài ra, cách đọc cũng rất quan trọng, khi đọc sách cần chú ý tư thế ngồi và nơi đọc sác có đủ điều kiện ánh sáng. Cách tốt nhất là không nên nằm đọc sách, như thế sẽ hư mắt.

Ngoài sách tốt, trong xã hội đang dần xuất hiện các loại sách đồi trụy, gieo vào đầu con người những ý nghĩ xấu, những việc làm sai trái đã làm họ thay đổi cách suy nghĩ. Các loại sách như vậy, chúng ta không nên đọc. Do đó, phải chọn sách mà đọc, chọn những cuốn sách phù hợp với bản thân mà đọc. Chúng ta ai cũng  không muốn mê muội hão huyền để rồi sống một cách vô nghĩa. Hãy đặt sách lên trên cuộc đời chứ đừng đắm mình vào sách một cách vô nghĩa. Có nghĩa là chúng ta phải lấy những kiến thức, những bài học từ sách mà áp dụng vào đời sống. Đó mới là mục đích chính của việc đọc sách. Một cuốn sách sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa hay là tẻ nhạt đều dựa vào người đọc nó. Cho nên hãy yêu sách và biến cuốn sách trở thành vật vô giá, vận dụng sách vào đời sống để hoàn thiện bản thân.

Thực tế, một người có thể đọc rất nhiều sách nhưng tài năng của họ không phụ thuộc vào số lượng sách mà họ đọc được mà chính là nguồn tri thức họ nhận được từ sách. Câu nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” của M.Go-rơ-ki quả thật không sai. Riêng tôi, tôi sẽ học thật giỏi và vận dụng những điều sách dạy để tôi trở thành con ngoan trò giỏi giúp ích cho đời.

(Bài làm của HS)

BÀI VĂN 3

Trong cuộc sống con người có rất nhiều điều mà chúng ta không hề biết đến. Vì vậy chúng ta pHải cần đến những quyển sách đế mở mang tri thức cũng như sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Sách đúng là một thứ tuyệt vời các bạn nhỉ? Chính vì thế nên M.Go-rơ-ki đã từng nói: “Hây yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vậy các bạn có suy nghĩ gì về câu nói này?

Muốn tìm hiểu câu nói trên thì trước tiên chúng ta cần phải biết sách là gì? Sách chính là vật dùng để ghi chép, bảo lưu những kiến thức, kinh nghiệm sống hay những nhận thức trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội,... Thật ra, từ xa xưa, sách đã được hình thành bằng chữ viết của con người trên những thanh tre, thanh trúc. Dần dần người ta nâng cấp nó lên thành một quyển sách có hình, có chữ màu được in ra rõ và đẹp hơn. Điều này lại càng khẳng định vai trò quan trọng của sách trong đời sống. Nó đã cho ta những kiến thức, giúp ta rèn luyện trí tuệ và biết nhận định về những việc phải trái, đúng sai trong cuộc sống. Bây giờ, thế giới đang rất phát triển nên mỗi con người cần phải có những kiến thức sâu rộng hơn. Và chỉ có những quyển sách mới có thể cho ta được những hiểu biết vô tận và các bài học bổ ích để ta có thể theo kịp tiến độ hiện nay.

Ngoài ra, sách bây giờ còn rất đa dạng, phong phú với nhiều lĩnh vực và thể loại khác nhau. Điển hình là có những cuốn sách nấu ăn dạy ta làm ra những món ăn ngon, sách thủ công thì giúp ta tạo ra những con vật dễ thương, ngộ nghĩnh. Đồng thời, đọc sách cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến những nơi xa xôi nhất. Đúng thật là vậy, sách có thể đưa bạn vượt thời gian để trở về với lịch sử hay đưa bạn đến mọi miền đất nước tham quan. Nhưng đối với học sinh thì những quyển sách giáo khoa là không thể thiếu được. Sách Văn có thể bồi dưỡng tâm hồn con người hay cho ta biết thêm về cuộc sống đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hoặc sách Toán có thể giúp ta tính toán nhanh nhẹn, đầu óc thông minh hơn. Đặc biệt, thị trường hiện nay còn có những cuốn văn mẫu, giải bài tập toán khó,... Có thể nói sách cũng giống như người thầy, người cô thầm lặng dạy cho ta những điều hay, lẽ phải. Sách còn là một phương tiện học tập nhỏ gọn và ít tốn kém nhất. Nhưng đối với học sinh chúng ta thì sách là một người bạn đồng hành thân thiết trên con đường học vấn.

Bên cạnh đó, sách còn giúp cho chúng ta thư giãn, xả stress sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi bằng những cuốn truyện cười vui tươi. Các bạn biết không, sách còn dạy cho ta những đạo lí làm người, làm con. Hoặc cùng có những cuốn truyện gợi cho ta về tình bạn thiêng liêng, cao cả và tinh thần đoàn kết vĩ đại. Ôi! Sách quả là tuyệt vời! Nó như có một ma thuật khiến ta cỏ thể cảm thấy buồn vui, xúc động tùy vào từng thể loại sách. Cũng như âm nhạc nó có thể lay động tâm hồn, cuộc sống con người. Vì vậy chúng ta hãy yêu sách, các bạn nhé!

Trong thơ văn cũng có rất nhiều câu nói ca ngợi về sách như là: “Sách là ánh sáng soi đường cho văn minh”, “Đọc sách là mở một cái cửa nhìn vào thế giới thần tiên”. Nhắc đến đọc sách chắc hẳn có nhiều người cũng chưa biết đọc sách đúng cách. Đọc sách phải đọc bằng cả trái tim và phải có khoảng cách thích hợp ở nơi đầy đủ ánh sáng. Đặc biệt khi đọc sách cũng phải biết giữ gìn, không được quăng bừa bãi hay làm rách sách.

Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, chúng ta cũng cần phải biết cách phân biệt sách tốt và sách đen. Sách tốt là sách giúp con người biết sống nhân ái, vươn đến những điều cao đẹp. Còn sách đen sẽ khiến con người trở nên ích kỉ với những lối sống đồi trụy, xấu xa.

Qua đó, ta cũng đã biết được vai trò quan trọng của sách. Vì vậy, chúng ta phải biết trân trụng và yêu quý nó. Không được vứt bỏ bừa bãi khi đã đọc qua nó. Riêng; tôi cũng sẽ gìn giữ và bảo vệ sách - đó là những nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Còn các bạn có suy nghĩ và cảm nhận giống tôi không?



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cau-noi-cua-mgo-ro-ki-hay-yeu-sach-no-la-nguon-kien-thuc-chi-co-kien-thuc-moi-la-con-duong-song-goi-cho-em-nhung-suy-nghi-gi-c35a21570.html#ixzz5hjhOXQuB

Bình luận (0)
Tiên Hồ Đỗ Thị Cẩm
10 tháng 3 2019 lúc 19:41

Cảm ơn nha bạn gì đó ơi!!!! cũng khá là hay, có nhiều ý rất hay, như các câu hỏi á, viết văn nghị luận đặt ra các câu hỏi là rất hay luôn nhưng mà ý nó vẫn chung chung sao á, chưa có đánh vào ý là con đường sống, ý này nếu khai thác thì sẽ hay lắm, chứng minh rồi cả về dẫn chứng mà phong phú, sẽ thuyết phục lắm á! Dù sao mình cũng tham khảo được thêm cách đặt câu hỏi, cảm ơn bạn nha!

Bình luận (0)
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 3 2017 lúc 14:54

Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một bài Chiếu có kết cấu chặt chẽ, gồm 214 chữ (trong nguyên bản chữ Hán), ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lý Công Uẩn đã bày tỏ với bề tôi và thần dân của mình hai vấn đề quan trọng: Lý do phải dời đô và việc lựa chọn, xây dựng Kinh đô mới.

Phần đầu của bài Chiếu làm nhiệm vụ đặt vấn đề và có dung lượng câu chữ lớn hơn phần sau. Điều đó là hợp lý bởi nó có nhiệm vụ thuyết phục hàng triệu thần dân, đặc biệt là với những người mà quyền lợi đã gắn bó với Hoa Lư từ bao đời nay, sức ỳ ở họ là rất lớn. Đó là chưa nói tới những lực lượng chống đối, những kẻ quyền quý vừa bị tước đoạt ngôi bá chủ thiên hạ đang lẩn quất trong núi rừng Hoa Lư hiểm trở, họ cũng đang chờ đợi thời cơ để lật ngược thế cờ từ tay vị vua trẻ. Việc dời đô vì vậy ngoài những lý do cao cả mang ý nghĩa dân tộc, thời đại, còn là một việc nên nhanh chóng tiến hành để giúp Lý Công Uẩn thoát khỏi áp lực của các thế lực cũ, củng cố và khẳng định địa vị độc lập, tự chủ của mình ở một miền đất mới.

Mở đầu bài Chiếu, Lý Công Uẩn đưa ra những dẫn chứng hùng hồn từ sử sách Trung Hoa cho thấy việc dời đô xưa nay không hiếm nhưng thiên đô là một việc lớn không thể chỉ tuân theo lợi ích vị kỷ của mỗi cá nhân. Việc làm của các vua Bàn Canh nhà Thương, Thành Vương nhà Chu không phải là việc làm tự tiện theo riêng mình mà với mục đích chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận lợi thì thay đổi. Đó là lý do khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đây chính là mục đích của việc dời đô và cũng là phương châm hành động của Lý Công Uẩn. Vị Hoàng đế vốn là một danh tướng dũng mãnh đã mở đầu bài Chiếu bằng những kinh nghiệm xương máu rút ra từ lịch sử để thuyết phục lòng người bằng lý lẽ hùng hồn chứ không phải bằng quyền uy của một người đứng đầu thiên hạ. Ông khẳng định việc làm của mình là vì lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển dài lâu của dân tộc, chọn nơi trung tâm đất nước, trước hết là để tính kế lâu dài, đem lại ấm no cho con cháu. Việc làm ấy là hoàn toàn thuận theo ý trời, hợp với lòng dân - những người đã chán ghét cựu triều và đặt niềm tin vào triều đại mới sẽ đem lại sự ổn định cho đất nước. Từ việc xác định rõ lý do và việc cấp bách phải dời đô, Lý Công Uẩn đã nói đến chuyện trong nước: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Nạn cát cứ đã thành tai họa của dân tộc một thời. Một đất nước sẽ chưa thật sự trưởng thành một khi các vị hoàng đế thắng trận, để củng cố địa vị và lực lượng cứ phải đóng đô cát cứ trên quê hương mình, cố thủ giữ mình với một tầm nhìn thiển cận. Cố đô Hoa Lư với địa thế núi rừng, sông nước hiểm trở, đã có một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc thống nhất đất nước của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh và là hậu phương vững chắc cho chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, nhưng nay nó không còn phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển một quốc gia hùng mạnh thời bình nữa. Địa thế Hoa Lư với núi rừng bao bọc chỉ phù hợp với những trận chiến ở quy mô nhỏ, không có tầm bao quát toàn cục đất nước, hợp với thế phòng thủ hơn tấn công, lại không phải ở nơi trung tâm đất nước, giao thông chủ yếu chỉ bằng đường thủy. Cuối triều Tiền Lê, sau khi Lê Hoàn mất, các hoàng tử chém giết lẫn nhau tranh giành ngai vàng gây nên bao cảnh nồi da xáo thịt. Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê lại là một bạo chúa, lấy việc chém giết, dâm dục làm vui. Đất nước rơi vào cảnh suy thoái, trầm luân, lòng người ly tán. Trong một bối cảnh như vậy, việc thiên đô là hợp lẽ tự nhiên, thuận theo lòng người. Nếu là một ông vua tầm , con người vì dân, vì nước ấy đã chọn Đại La. Việc làm đó đã thể hiện tầm nhìn xa tthường, vị kỷ, có lẽ Lý Công Uẩn đã cho dời đô về quê mình, cũng là quê hương của vị quân sư đại tài Vạn Hạnh. Đó là châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang - vốn cũng là một nơi đô hội, dân cư đông đúc, mùa màng tươi tốt, đất đai phì nhiêu, bằng phẳng. Nhưng không rông rộng, tầm nhìn chiến lược lâu dài của một bậc minh quân, đặt trách nhiệm với non sông, đất nước lên trên mọi lợi ích cá nhân vị kỷ. Việc dời đô và lựa chọn Kinh đô mới đã chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc Việt trên bước đường phát triển của mình. Cả dân tộc đã giống như một dòng sông lớn, dòng sông ấy đã băng mình ra biển cả đại dương, kiên quyết vượt qua những thác ghềnh hiểm trở, nó không còn chịu uốn mình lẩn khuất trong những mương mạch chật hẹp nữa. Việc dời đô khỏi Hoa Lư để xây dựng Kinh đô mới, nơi trung tâm hội tụ khí thiêng của sông núi sẽ đưa dân tộc thoát ra khỏi sự cát cứ vùng miền và cũng là thoát khỏi những nghĩ suy chật hẹp để vươn mình lên những tầm tư tưởng lớn lao, tạo nên vị thế mới cho đất nước, sẽ là tiền đề làm xuất hiện một thế hệ những người anh hùng mới, kết tinh tư tưởng dân tộc và thời đại, tài giỏi thông tuệ về nhiều phương diện, mang dáng vóc và uy danh của dân tộc Đại Việt. Lý Công Uẩn chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên của những con người khổng lồ về trí tuệ và thể chất đó. Tiếp nối ông sẽ là những vị vua như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, những danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão... Tiền đồ tốt đẹp đáng tự hào ấy được bắt đầu từ ngày chiến thuyền của Lý Công Uẩn dời rừng núi Hoa Lư để tiến về phía Bắc.

Lời lẽ mở đầu của bài Chiếu vừa hào hùng, có sự kết hợp giữa lẽ và tình, với sự suy luận mạch lạc, đem lại cho người nghe, người đọc một nhận thức sâu sắc về lẽ phải và sự hợp lý của việc phải dời đô. Sức thuyết phục của bài Chiếu không ở chỗ dài lời, dàn trải. Thông qua phép đối, dưới hình thức văn biền ngẫu, Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận, lý lẽ và chứng cứ hết sức thuyết phục. Đó không phải là những lời lẽ cứng nhắc, thuần túy mệnh lệnh của bậc đế vương (vốn là văn phong quan phương của thể Chiếu) mà đó chính là lý lẽ của sự thông tuệ, thấu hiểu, của niềm cảm thông, của nghệ thuật hùng biện xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, là lời tâm tình bộc trực của một vị minh quân. Sự kết hợp giữa lý và tình có sức thuyết phục cao, giàu cảm xúc, cùng với lối xưng hô thân mật và nỗi niềm đau xót cho dân chúng và giang sơn đất nước (Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời) sẽ là giọng điệu chung xuyên suốt bài Chiếu.
Đoạn mở đầu của bài Chiếu đã tạo được niềm tin tưởng trong lòng người về mục đích cao cả của việc cần thiết phải dời đô. Nhưng đoạn tiếp theo không kém quan trọng là phải thuyết phục được muôn dân chọn thành cổ Đại La để xây dựng Kinh đô mới. Cả hai phần đều hết sức thiết yếu, hỗ trợ lẫn nhau, sự thành công của nhiệm vụ thứ nhất sẽ là tiền đề cho thắng lợi của nhiệm vụ tiếp theo.

Chỉ một thời gian ngắn, sau khi được quần thần đưa lên ngai vàng, Lý Công Uẩn đã có ý định dời đô. Ý định đó nảy sinh vào tháng Giêng thì đến tháng Bảy mùa thu năm Canh tuất (1010) công cuộc vĩ đại đó đã được tiến hành. Rõ ràng bên cạnh sự anh minh, Lý Công Uẩn còn là một ông vua có tính cách quyết đoán và táo bạo. Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi đủ đường. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một người nổi danh về tài xem phong thủy. Nơi ấy cũng đã từng chứng kiến những chiến công oanh liệt của các thế hệ con dân đất Việt đánh đuổi quân đô hộ để giải phóng giang sơn đất nước. Và cũng không phải là ngẫu nhiên khi Ngô Vương sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho dân tộc đã chọn mảnh đất Cổ Loa cao ráo xưa kia của Thục đế An Dương Vương - một địa danh rất gần thành Đại La để định đô. Nhưng điều quan trọng còn là bởi: Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Mục đích cuối cùng của việc lựa chọn kinh đô mới cũng nhất quán với mục đích của việc dời đô khỏi Hoa Lư, đó là vì lợi ích của dân và tương lai lâu bền của xã tắc. Có những người phê phán cái nhìn có tính chất phong thủy của Lý Công Uẩn khi chọn mảnh đất Đại La để xây dựng Kinh đô mới, nhưng cần phải nói rằng chính cái nhìn có tính chất linh nghiệm đó (ngày nay khoa học đã chứng minh vận dụng phong thủy trong việc chọn thế đất trong xây dựng và thiết kế là một cách lựa chọn cần thiết, có tính khoa học, tránh được những tổn thất không đáng có do không hiểu biết về địa hình và thổ địa) đã góp phần quan trọng vào việc tìm ra cho dân tộc một vùng đất xứng danh để xây dựng Kinh đô cho muôn đời. Một Kinh đô vừa ở tư thế tấn công, lại vừa ở vị trí phòng thủ thuận lợi trong thế đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc. Đó là nơi trung tâm của bốn phương đất nước, giao thông thuận tiện, xung quanh Kinh đô là những vùng đất cổ trù phú lâu đời của tộc Việt với những truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm. Đó chính là chốn địa linh, địa lợi của đất Việt, nơi trung tâm hội tụ tinh hoa của giống nòi. Sau một nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử đã chứng minh rằng cái nhìn của Lý Công Uẩn là cái nhìn xuyên thấu lịch sử, cái nhìn của bậc hào kiệt biết mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời.

Kết thúc bài Chiếu vị vua anh minh viết: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Câu nói ấy thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống của cộng đồng Việt trong những giờ phút quyết định của lịch sử.


Chiếu dời đô là áng văn chương có vẻ đẹp toàn diện: Đó là vẻ đẹp hài hòa của sự thông tuệ, của tấm lòng yêu nước thương dân, của sự hy sinh và lòng quả cảm, của lòng tự tin, tự hào dân tộc, của sự suy ngẫm cho hiện tại và tương lai, của sự tiếp nối truyền thống, của khát vọng cháy bỏng về một đất nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng và hùng mạnh. Bài Chiếu vừa là áng văn chính luận súc tích, có kết cấu chặt chẽ, lập luận lôgic, vừa thể hiện lòng nhân ái bao la với thứ ngôn từ hùng biện, thuyết phục và độ lượng, nhân ái mà lại mang tinh thần đối thoại dân chủ.

Bình luận (0)
Ham Học Hỏi
2 tháng 3 2018 lúc 20:22
“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 7 2019 lúc 17:19

Hịch tướng sĩ có lập luận chặt chẽ, sắc bén, giàu hình tượng cảm xúc , do đó có sức thuyết phục cao.

  Để khích lệ tinh thần yêu nước, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược được thể hiện thông qua các lập luận.

   - Khích lệ lòng căm thù ngoại xâm, nỗi nhục của kẻ mất nước.

   - Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, ý thức ân nghĩa thủy chung.

   - Khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước cũng là vì chính mình.

   - Khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng trước điều hơn lẽ thiệt.

   → Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ, đồng thời khẳng định tình yêu nước tha thiết.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Sinh Hùng
Xem chi tiết
Võ Minh Hiền
25 tháng 2 2019 lúc 21:41

Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một bài Chiếu có kết cấu chặt chẽ, gồm 214 chữ (trong nguyên bản chữ Hán), ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lý Công Uẩn đã bày tỏ với bề tôi và thần dân của mình hai vấn đề quan trọng: Lý do phải dời đô và việc lựa chọn, xây dựng Kinh đô mới.

Phần đầu của bài Chiếu làm nhiệm vụ đặt vấn đề và có dung lượng câu chữ lớn hơn phần sau. Điều đó là hợp lý bởi nó có nhiệm vụ thuyết phục hàng triệu thần dân, đặc biệt là với những người mà quyền lợi đã gắn bó với Hoa Lư từ bao đời nay, sức ỳ ở họ là rất lớn. Đó là chưa nói tới những lực lượng chống đối, những kẻ quyền quý vừa bị tước đoạt ngôi bá chủ thiên hạ đang lẩn quất trong núi rừng Hoa Lư hiểm trở, họ cũng đang chờ đợi thời cơ để lật ngược thế cờ từ tay vị vua trẻ. Việc dời đô vì vậy ngoài những lý do cao cả mang ý nghĩa dân tộc, thời đại, còn là một việc nên nhanh chóng tiến hành để giúp Lý Công Uẩn thoát khỏi áp lực của các thế lực cũ, củng cố và khẳng định địa vị độc lập, tự chủ của mình ở một miền đất mới.

Mở đầu bài Chiếu, Lý Công Uẩn đưa ra những dẫn chứng hùng hồn từ sử sách Trung Hoa cho thấy việc dời đô xưa nay không hiếm nhưng thiên đô là một việc lớn không thể chỉ tuân theo lợi ích vị kỷ của mỗi cá nhân. Việc làm của các vua Bàn Canh nhà Thương, Thành Vương nhà Chu không phải là việc làm tự tiện theo riêng mình mà với mục đích chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận lợi thì thay đổi. Đó là lý do khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đây chính là mục đích của việc dời đô và cũng là phương châm hành động của Lý Công Uẩn. Vị Hoàng đế vốn là một danh tướng dũng mãnh đã mở đầu bài Chiếu bằng những kinh nghiệm xương máu rút ra từ lịch sử để thuyết phục lòng người bằng lý lẽ hùng hồn chứ không phải bằng quyền uy của một người đứng đầu thiên hạ. Ông khẳng định việc làm của mình là vì lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển dài lâu của dân tộc, chọn nơi trung tâm đất nước, trước hết là để tính kế lâu dài, đem lại ấm no cho con cháu. Việc làm ấy là hoàn toàn thuận theo ý trời, hợp với lòng dân - những người đã chán ghét cựu triều và đặt niềm tin vào triều đại mới sẽ đem lại sự ổn định cho đất nước. Từ việc xác định rõ lý do và việc cấp bách phải dời đô, Lý Công Uẩn đã nói đến chuyện trong nước: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Nạn cát cứ đã thành tai họa của dân tộc một thời. Một đất nước sẽ chưa thật sự trưởng thành một khi các vị hoàng đế thắng trận, để củng cố địa vị và lực lượng cứ phải đóng đô cát cứ trên quê hương mình, cố thủ giữ mình với một tầm nhìn thiển cận. Cố đô Hoa Lư với địa thế núi rừng, sông nước hiểm trở, đã có một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc thống nhất đất nước của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh và là hậu phương vững chắc cho chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, nhưng nay nó không còn phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển một quốc gia hùng mạnh thời bình nữa. Địa thế Hoa Lư với núi rừng bao bọc chỉ phù hợp với những trận chiến ở quy mô nhỏ, không có tầm bao quát toàn cục đất nước, hợp với thế phòng thủ hơn tấn công, lại không phải ở nơi trung tâm đất nước, giao thông chủ yếu chỉ bằng đường thủy. Cuối triều Tiền Lê, sau khi Lê Hoàn mất, các hoàng tử chém giết lẫn nhau tranh giành ngai vàng gây nên bao cảnh nồi da xáo thịt. Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê lại là một bạo chúa, lấy việc chém giết, dâm dục làm vui. Đất nước rơi vào cảnh suy thoái, trầm luân, lòng người ly tán. Trong một bối cảnh như vậy, việc thiên đô là hợp lẽ tự nhiên, thuận theo lòng người. Nếu là một ông vua tầm , con người vì dân, vì nước ấy đã chọn Đại La. Việc làm đó đã thể hiện tầm nhìn xa tthường, vị kỷ, có lẽ Lý Công Uẩn đã cho dời đô về quê mình, cũng là quê hương của vị quân sư đại tài Vạn Hạnh. Đó là châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang - vốn cũng là một nơi đô hội, dân cư đông đúc, mùa màng tươi tốt, đất đai phì nhiêu, bằng phẳng. Nhưng không rông rộng, tầm nhìn chiến lược lâu dài của một bậc minh quân, đặt trách nhiệm với non sông, đất nước lên trên mọi lợi ích cá nhân vị kỷ. Việc dời đô và lựa chọn Kinh đô mới đã chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc Việt trên bước đường phát triển của mình. Cả dân tộc đã giống như một dòng sông lớn, dòng sông ấy đã băng mình ra biển cả đại dương, kiên quyết vượt qua những thác ghềnh hiểm trở, nó không còn chịu uốn mình lẩn khuất trong những mương mạch chật hẹp nữa. Việc dời đô khỏi Hoa Lư để xây dựng Kinh đô mới, nơi trung tâm hội tụ khí thiêng của sông núi sẽ đưa dân tộc thoát ra khỏi sự cát cứ vùng miền và cũng là thoát khỏi những nghĩ suy chật hẹp để vươn mình lên những tầm tư tưởng lớn lao, tạo nên vị thế mới cho đất nước, sẽ là tiền đề làm xuất hiện một thế hệ những người anh hùng mới, kết tinh tư tưởng dân tộc và thời đại, tài giỏi thông tuệ về nhiều phương diện, mang dáng vóc và uy danh của dân tộc Đại Việt. Lý Công Uẩn chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên của những con người khổng lồ về trí tuệ và thể chất đó. Tiếp nối ông sẽ là những vị vua như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, những danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão... Tiền đồ tốt đẹp đáng tự hào ấy được bắt đầu từ ngày chiến thuyền của Lý Công Uẩn dời rừng núi Hoa Lư để tiến về phía Bắc.

Lời lẽ mở đầu của bài Chiếu vừa hào hùng, có sự kết hợp giữa lẽ và tình, với sự suy luận mạch lạc, đem lại cho người nghe, người đọc một nhận thức sâu sắc về lẽ phải và sự hợp lý của việc phải dời đô. Sức thuyết phục của bài Chiếu không ở chỗ dài lời, dàn trải. Thông qua phép đối, dưới hình thức văn biền ngẫu, Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận, lý lẽ và chứng cứ hết sức thuyết phục. Đó không phải là những lời lẽ cứng nhắc, thuần túy mệnh lệnh của bậc đế vương (vốn là văn phong quan phương của thể Chiếu) mà đó chính là lý lẽ của sự thông tuệ, thấu hiểu, của niềm cảm thông, của nghệ thuật hùng biện xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, là lời tâm tình bộc trực của một vị minh quân. Sự kết hợp giữa lý và tình có sức thuyết phục cao, giàu cảm xúc, cùng với lối xưng hô thân mật và nỗi niềm đau xót cho dân chúng và giang sơn đất nước (Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời) sẽ là giọng điệu chung xuyên suốt bài Chiếu.
Đoạn mở đầu của bài Chiếu đã tạo được niềm tin tưởng trong lòng người về mục đích cao cả của việc cần thiết phải dời đô. Nhưng đoạn tiếp theo không kém quan trọng là phải thuyết phục được muôn dân chọn thành cổ Đại La để xây dựng Kinh đô mới. Cả hai phần đều hết sức thiết yếu, hỗ trợ lẫn nhau, sự thành công của nhiệm vụ thứ nhất sẽ là tiền đề cho thắng lợi của nhiệm vụ tiếp theo.

Chỉ một thời gian ngắn, sau khi được quần thần đưa lên ngai vàng, Lý Công Uẩn đã có ý định dời đô. Ý định đó nảy sinh vào tháng Giêng thì đến tháng Bảy mùa thu năm Canh tuất (1010) công cuộc vĩ đại đó đã được tiến hành. Rõ ràng bên cạnh sự anh minh, Lý Công Uẩn còn là một ông vua có tính cách quyết đoán và táo bạo. Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi đủ đường. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một người nổi danh về tài xem phong thủy. Nơi ấy cũng đã từng chứng kiến những chiến công oanh liệt của các thế hệ con dân đất Việt đánh đuổi quân đô hộ để giải phóng giang sơn đất nước. Và cũng không phải là ngẫu nhiên khi Ngô Vương sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho dân tộc đã chọn mảnh đất Cổ Loa cao ráo xưa kia của Thục đế An Dương Vương - một địa danh rất gần thành Đại La để định đô. Nhưng điều quan trọng còn là bởi: Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Mục đích cuối cùng của việc lựa chọn kinh đô mới cũng nhất quán với mục đích của việc dời đô khỏi Hoa Lư, đó là vì lợi ích của dân và tương lai lâu bền của xã tắc. Có những người phê phán cái nhìn có tính chất phong thủy của Lý Công Uẩn khi chọn mảnh đất Đại La để xây dựng Kinh đô mới, nhưng cần phải nói rằng chính cái nhìn có tính chất linh nghiệm đó (ngày nay khoa học đã chứng minh vận dụng phong thủy trong việc chọn thế đất trong xây dựng và thiết kế là một cách lựa chọn cần thiết, có tính khoa học, tránh được những tổn thất không đáng có do không hiểu biết về địa hình và thổ địa) đã góp phần quan trọng vào việc tìm ra cho dân tộc một vùng đất xứng danh để xây dựng Kinh đô cho muôn đời. Một Kinh đô vừa ở tư thế tấn công, lại vừa ở vị trí phòng thủ thuận lợi trong thế đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc. Đó là nơi trung tâm của bốn phương đất nước, giao thông thuận tiện, xung quanh Kinh đô là những vùng đất cổ trù phú lâu đời của tộc Việt với những truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm. Đó chính là chốn địa linh, địa lợi của đất Việt, nơi trung tâm hội tụ tinh hoa của giống nòi. Sau một nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử đã chứng minh rằng cái nhìn của Lý Công Uẩn là cái nhìn xuyên thấu lịch sử, cái nhìn của bậc hào kiệt biết mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời.

Kết thúc bài Chiếu vị vua anh minh viết: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Câu nói ấy thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống của cộng đồng Việt trong những giờ phút quyết định của lịch sử.


Chiếu dời đô là áng văn chương có vẻ đẹp toàn diện: Đó là vẻ đẹp hài hòa của sự thông tuệ, của tấm lòng yêu nước thương dân, của sự hy sinh và lòng quả cảm, của lòng tự tin, tự hào dân tộc, của sự suy ngẫm cho hiện tại và tương lai, của sự tiếp nối truyền thống, của khát vọng cháy bỏng về một đất nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng và hùng mạnh. Bài Chiếu vừa là áng văn chính luận súc tích, có kết cấu chặt chẽ, lập luận lôgic, vừa thể hiện lòng nhân ái bao la với thứ ngôn từ hùng biện, thuyết phục và độ lượng, nhân ái mà lại mang tinh thần đối thoại dân chủ.

Bình luận (0)